Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Chức năng của thương hiệu đối với các doanh nghiệp

Thương hiệu là nhân tố quan trọng đối với các doanh nghiệp, chức năng của thương hiệu là góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời giúp nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

- Nhận biết và phân biệt thương hiệu

Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khả năng nhận biết của thương hiệu giúp người dùng khắc sâu và từ đó có thể phân biệt được các thương hiệu hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng góp phần quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi loại hàng hóa mang thương hiệu sẽ gửi đến những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu trên thương hiệu nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng. Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt của thương hiệu càng trở nên quan trọng. Mọi dấu hiệu không rõ ràng gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm độ uy tín và cản trở sự phát triển của thương hiệu. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp xấu đã lợi dụng sự dễ nhầm lẫn của các dấu hiệu tạo nên thương hiệu để tạo ra những dấu hiệu gần giống với thương hiệu nổi tiếng nhằm gây sự nhầm lẫn cho người dùng.

- Tạo sự cảm nhận và tin cậy:

Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt và tin cậy khi sử dụng  hàng hóa dịch vụ mà thương hiệu đó mang lại (Ví dụ như rượu của Pháp, xe máy của Nhật,.... ). Nói đến sự cảm nhận của người dùng là người ta nói đến sự ấn tượng về hàng hóa nào đó. Sự cảm nhận của người tiêu dùng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, biểu tượng, tên gọi, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Cùng một loại hàng hóa, dịch vụ nhưng sự cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, điều này phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc có thể phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người sử dụng khi sử dụng hàng hóa. Một thương hiệu có đẳng cấp, đã nhận được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, nhưng thương hiệu lại là động lực cực kỳ quan trọng đế giữ chân khách hàng ở lại với hàng hóa, dịch vụ, đồng thời là địa chỉ dể người tiêu dùng đặt lòng tin. Chức năng này chỉ được thể hiện khi thương hiệu đã được chấp nhận trên thị trường.

- Thông tin và chỉ dẫn:

Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu được thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người sử dụng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng cũng như công dụng của hàng hóa. Đồng thời, những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào được thể hiện qua thương hiệu. Nói chung thông tin mà thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng luôn rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các thương hiệu cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể và có thể nhận biết, phân biệt nhằm mục đích tạo ra sự thành công cho một thương hiệu.

- Chức năng kinh tế

Thương hiệu mang trong nó một giá trị kinh tế hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi chuyển nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị đối với doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt. Nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ có thể bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, và dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Thương hiệu không tự nhiên mà có, mà phải được gây dựng lên với nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau. Nhưng khi thương hiệu đã nổi tiếng thì lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu. Hàng năm, tạp chí Business week đưa ra bảng xếp loại của khoảng 100 thương hiệu đứng đầu trên thế giới với giá trị ước tính của chúng. Ví dụ năm 2002: Coca-cola: 69,6 tỉ USD; IBM: 51 tỉ;  Microsoft: 64 tỉ;GE: 41tỉ; Intel: 30,8 tỉ; Nokia: 29,9 tỉ,.... Tại Việt Nam, thương hiệu P/S được Công ty Elida mua lại với giá 5 triệu USD (trong khi phần giá trị tài sản hữu hình chỉ khoảng trên 1 triệu USD).


Thương hiệu là một tài sản vô hình và có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp: nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. 

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon

Bánh mì thịt bò nướng là món ăn sáng được yêu thích của nhiều người. Thay vì phải ra hàng quán để ăn thì bạn có thể học cách làm bánh mì thịt bò nướng ngay tại nhà để có bữa sáng thơm ngon bổ dưỡng.Bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn bạn làm bánh mì bò thịt nướng thơm ngon qua vài bước cơ bản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:


- Thịt bò: 500g có lẫn mỡ để bò không bị khô

- Sả băm: 1 thìa canh

- Tương đen, muối, tỏi, tiêu, đường, mật ong, dầu mè, hạt nêm, giấm, tương ớt, tương cà

- Bánh mỳ,dưa leo, cà rốt

Các bước thực hiện:

Bước 1:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon

Trước tiên, bạn rửa sạch thịt bò để ráo. Sau đó lấy cán dao hoặc búa đập thịt đập để thịt bò mềm ra rồi thái miếng nhỏ, cho vào máy xay xay nhuyễn thịt bò. 
Bước 2:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon


Cho thịt bò xay ra bát, bạn cho thêm sả băm, hạt tiêu, muối, tỏi băm và dầu ăn vào trộn đều. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lượng gia vị cay, ngọt tùy theo sở thích của bản thân. Sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín âu thịt bò ướp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4-5 giờ cho thịt  bò ngấm gia vị.
Bước 3:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon

Bạn lấy một củ tỏi, bóc vỏ rồi giã nhuyễn. Sau đó phi thơm tỏi lên bằng dầu ăn và cho thêm 2 thìa canh tương đen cùng một thìa đường vào chảo và đun sôi rồi đồi hỗn hợp này ra bát riêng.
Bước 4:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon
Bạn đem rửa sạch dưa leo và cà rốt sau đó thái dưa leo thành lát dài, nạo cà rốt thành sợi. Bạn thêm chút giấm, đường, muối vào cà rốt rồi để khoảng 15 phút cho cà rốt mềm đi, sau đó vắt ráo nước. Nhặt các loại rau thơm rửa sạch và để ráo.
Bước 5:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon
Bạn đem phần thịt bò đã ướp trong tủ lạnh ra để bắt đầu chế biến. Trước hết, hãy thoa một ít dầu ăn lên tay để thịt bò không dính vào tay. Sau đó, vê thịt bò thành từng xiên và dùng que xiên lại.
Bước 6:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon
Xếp các que thịt bò dàn đều lên vỉ nướng sau đó nướng thịt và thỉnh thoảng quệt một ít dầu ăn hoặc dàu mè lên để thịt không bị khô. 
Bước 7:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon
Bạn lấy bánh mỳ ra, xẻ một đường chạy dọc bánh mì, sau đó cho tương đã làm ở bước 3 vào bánh mì.
Bước 8:
Hướng dẫn làm bánh mì thịt bò nướng thơm ngon
Bước cuối cùng, bạn cho 1 - 2 xiên thịt, dưa leo, cà rốt, rau thơm, tương ớt, tương cà vào bánh mình và kẹp lại. Sau đó cho lên máy nướng qua một chút.

Bánh mì thịt bò nướng với lớp vỏ bên ngoài giòn rụm, phần nhân bên trong được thấm đẫm nước sốt tạo nên một sự kết hợp hài hòa, đậm đà, các loại rau ăn kèm đem lại một hương vị thơm ngon và không cho cảm giác ngấy khi thưởng thức

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Những lý do tại sao bạn nên đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Hàng ngày có rất nhiều tác phẩm được ra đời và đều có nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả. Nhưng không phải tác giả nào cũng lắm rõ được những thủ tục pháp lý về quyền tác giả. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm mà mình sáng tạo ra .Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Luật sư Oceanlaw tư vấn  cho khách hàng về 7 lý do nên đăng ký bản quyền tác giả như sau :

Lý do tại sao bạn nên bảo hộ bản quyền tác giả


Khi bản quyền tác giả được bảo hộ bạn là chủ sở hữu duy nhất có quyền phân phối tác phẩm vì lợi ích kinh tế, thương mại;
Đăng ký bản quyền tác giả là bạn đã thông báo với cá nhân, tổ chức về việc bạn la chủ sở hữu của tác phẩm đó;
Chỉ có chủ sở hữu mới có quyền biểu diễn, trưng bày tác phẩm ra công chúng, nếu ai muốn  thực hiện thì đều phải có sự đồng ý của chủ sở hữu;
Xác định rằng bạn được độc quyền sao chép tác phẩm hoặc thay đổi tác phẩm chẳng hạn tạo ra phần tiếp theo hoặc sửa đổi và cập nhật tác phẩm.
Đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm không chỉ bảo hộ trong nước mà cả quốc gia trên thế giới;
Văn bằng bảo hộ bản quyền tác giả chính là bằng chứng thuyết phục nhất, hữu hiệu nhất khi bạn biết các nhân, tổ chức nào đang xâm phạm quyền của bạn;
Bạn có thể nhận được tiền bồi thường khi thành công trong vụ kiện.

Như vậy khi bản quyền tác giả được Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ, tác giả sẽ bảo vệ được lợi ích của mình, tránh được những xâm phạm, tranh chấp không đáng có.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Facebook bị mất lòng tin bởi chính sách bảo mật kém

Trong những năm gần đây, Facebook đang bị lên án vì các cáo buộc vi phạm chính sách bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng tại Châu Âu và Châu Mỹ.

Vụ việc đầu tiên liên quan đến việc Facebook bị mất lòng tin bởi người tiêu dùng đó là một sinh viên luật người Áo có tên là Maximillian Schrems đã đưa đơn tố cáo Facebook lên tòa án thương mại Áo. Với các cáo buộc như sau: thứ nhất, FB đã giúp cơ quan tình báo Mỹ NSA theo dõi người sử dụng bằng chương trình PRISM; thứ 2 nhiều người cũng cho rằng FB đã vi phạm luật của Liên Minh Châu Âu về chính sách bảo vệ thông tin và xâm phạm bảo mật của người sử dụng.
Facebook bị lên án vì chính sách bảo mật lỏng lẻo
Facebook bị lên án vì chính sách bảo mật lỏng lẻo
Theo anh Schrems cho biết FB đã vi phạm khi có chính sách theo dõi người dùng qua những nút "Like", và ghi lại tất cả những thông tin cá nhân của người dung thông qua các dòng trạng thái mà người dùng không biết mình đang cung cấp thông tin cá nhân cho người khác.

Hơn nữa, theo ý kiến của một số người sử dụng FB thì việc chạy ứng dụng mới của hãng yêu cầu có thể gọi điện, nhắn tin, ghi âm, sử dụng hình ảnh, quay video là việc làm không thể chấp nhận được. Hãng này đã biện minh rằng đây chỉ là cách mà họ xác nhận người sử dụng mà thôi.
Người dùng nên cảnh giác khi đưa các thông tin lên mạng xã hội
Người dùng nên cảnh giác khi đưa các thông tin lên mạng xã hội

Gần đây nhất, theo thẩm phán Phylis tại phiên tòa ở Oakland, bang California, Mỹ trên trang Engdget cho biết thì có khả năng FB sẽ phải đối mặt với các cáo buộc từ thành viên FB vì hãng này đã quét thông tin từ tin nhắn để thu thập dữ liệu dành cho quảng cáo.

Tuy những diễn biến trên chưa có kết quả cuối cùng nhưng người Việt cũng nên cảnh giác hơn khi đăng tải thông tin cá nhân lên các trang web trực tuyến, các mạng xã hội


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

VTC bị tố cáo vì vi phạm bản quyền

Khoảng 19 giờ 10 phút ngày 7/3, anh Bùi Minh Tuấn tiếp tục phát hiện Đài Truyền hình Việt Nam VTV đánh cắp hình ảnh của anh sử dụng trong chương trình “Tạp chí âm nhạc” phát trên kênh VTV1.  

Cục bản quyền tác giả đã hứa hẹn làm việc vụ VTV vi phạm với anh Tuấn rằng "Chúng tôi sẽ chuyển tiền bồi thường vào quỹ người nghèo tỉnh Quảng Trị". Nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì và VTV vẫn tiếp tục vi phạm bản quyền.
VTC bị tố cáo vì vi phạm bản quyền hình ảnh
VTC bị tố cáo vì vi phạm bản quyền hình ảnh

Vi phạm bản quyền gần 20 lần

Trao đổi với chúng tôi tại nhà riêng vào sáng 2-3, ông Tuấn vẫn tỏ ra vô cùng bức xúc về việc VTV liên tục sử dụng hình ảnh của ông mà không xin phép, cũng không dẫn nguồn tác giả trong suốt một năm qua.
Ông Tuấn là đối tác của kênh YouTube, theo hợp đồng của ông với Youtube ông được cấp 1 Content ID để bảo vệ những hình ảnh mà ông đăng tải lên kênh riêng của mình. Kênh của ông tạo ra được Youtube ngăn chặn sao chép hình ảnh trên toàn cầu. Tuy nhiên, khi xem các chương trình của VTV năm 2015, ông Tuấn đã phát hiện ra nhiều hình ảnh của mình bị đài truyền hình VTV sử dụng một cách tùy tiện mà không xin phép.

Lần vi phạm đầu tiên của VTV mà ông Tuấn ghi lại được là thời điểm diễn ra giải bóng chuyền nữ quốc tế tranh cúp VTV - Bình Điền diễn ra vào cuối tháng 3/2015 tại Quảng Trị. Trong clip này, VTV đã sử dụng hình ảnh cầu Hiền Lương của ông Tuấn mà không xin phép cũng không ghi rõ nguồn tác giả. Ngay sau đó, ông Tuấn đã gọi điện khiếu nại với VTV và nhận được lời xin lỗi, vì đâu là vụ việc đầu tiên nên ông bỏ qua. Cứ tưởng VTV sẽ dừng việc làm này lại nhưng không phải thế họ vẫn tiếp tục sử dụng hình ảnh của ông Tuấn tới 20 lần mặc dù đã có lần bị YouTuBe cảnh cáo.

Gắn 9 camera 
chờ đại diện VTV

Buổi làm việc dự kiến diễn ra sáng 6-3 được ông Tuấn chuẩn bị rất kỹ tại nhà riêng. Ông đã gắn chín camera để phục vụ việc ghi hình trực tiếp. Những hình ảnh từ phòng khách được nối trực tiếp với ba màn hình tivi lớn gắn ở gian phía ngoài tiền sảnh ngôi nhà. Gần 100 người quan tâm đến tham dự đầy đủ từ ngày 5-3 nhưng đại diện của VTV lại không xuất hiện.

Như Dân Việt đã liên tục thông tin, khi phát hiện việc Đài truyền hình Việt Nam VTV vi phạm bản quyền hình ảnh của mình, anh Bùi Minh Tuấn đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan liên quan. Thậm chí, anh cũng đã có văn bản gửi Ban quản trị Youtube. Anh Tuấn tố nhà đài VTV có những vi phạm nghiêm trọng về bản quyền như: Không ghi nguồn sử dụng video của tác giả; Tự ý cắt cúp xóa bỏ logo nhắc nhở bản quyền “Copyright by YAMAHA TRUNG TA” bên góc trái phía trên của video clip. Trong khi thông tin của tác giả tại kênh Youtube được ghi đầy đủ số điện thoại, email nhưng không chịu liên lạc. Khi tác giả phát hiện và lên tiếng thì mới gọi điện giải thích lý do không ghi tên nhưng thái độ hoàn toàn xem thường tác giả.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Bí quyết nâng cao thương hiệu khi nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại chắc hẳn vẫn còn là thuật ngữ khá mới mẻ và lạ lẫm với các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng thường nghe mọi người nhắc đến rằng bí quyết nâng cao thương hiệu khi nhượng quyền thương mại, tại sao lại như vậy cùng tìm hiểu bải viết dưới đây.


Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại bí quyết nâng cao thương hiệu
Nhượng quyền thương mại bí quyết nâng cao thương hiệu

Nhượng quyền thương mại được hiểu đơn giản là một hình thức hoạt động thương mại, kinh doanh. Theo đó, các bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu các bên nhận quyền tự mình tiến hàng việc cung ứng hàng hóa dịch vụ theo các điều kiện sau:
- Việc cung ứng sẽ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền quy định và gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh của bên nhượng quyền
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong các công việc điều hành kinh doanh.

Bí quyết nâng cao thương hiệu khi nhượng quyền thương mại


Người ta gọi sự phát triển của nhượng quyền thương mại là sự bùng nổ của phát triển thương hiệu. Những thương hiệu lớn có mức phí chuyển nhượng vô cùng cao và được săn đón. Xuất phát từ lý do trên, người ta đặt ra dấu chấm hỏi: Tiếp nhận thương hiệu hay trỗi dậy thương hiệu. Không thể phủ nhận được hình thức kinh doanh đầy tiềm năng này đang mang lại cho nhiều thương hiệu một khoản thu khổng lồ, được nhân rộng tại nhiều quốc gia treenn thế giới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tiềm lực và khả năng để mua lại, chuyển nhượng được thương hiệu đình đàm đó. Do đó, tại phạm vi bài viết này tác giả muốn hướng các cá nhân, chủ đầu tư làm kinh doanh theo phương thức: “Bật dậy từ chính nội lực”. Có nghĩa là tận dụng, xây dựng thương hiệu cơ sở của bạn ngay từ bây giờ. Để hướng nó theo chiều tốt đẹp hơn trong tương lại, lúc đó tùy thuộc vào khả năng của chính bạn mà nhãn hiệu đó mang lại giá trị bao nhiêu? Câu hỏi được đặt ra: Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu? Chính là việc đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để hưởng “độc quyền” sử dụng theo quy định của pháp luật, đó mới chính là cái kết để bảo vệ tốt nhất thương hiệu của bạn.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Các loại nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ

Nhãn hiệu là các dấu hiệu được thiết kế bằng từ ngữ hình ảnh dùng để phân biệt các hàng hóa, sản phẩm dịch vụ với nhau. Vậy có những loại nhãn hiệu nào được đăng ký bảo hộ, cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

Các loại nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ

Nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay, và việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là điều cần thiết để bảo bảo quyền lợi cho các chủ thể sở hữu.
Nhãn hiệu dịch vụ

Nhãn hiệu dịch vụ về bản chất thì gần giống với nhãn hiệu hàng hóa, cũng là các dấu hiệu để phân biệt dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau. Dịch vụ ở đây có thể là dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng, du lịch, quảng cáo, ăn uống. Đương nhiên, nhãn hiệu dịch vụ cũng có thể được đăng ký bảo hộ, có thể gia hạn, chuyển nhượng quyền, hủy bỏ hiệu lực khi đủ điều khiện, thủ tục của pháp luật.
Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là do một hiệp hội hoặc hợp tác xã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để sở hữu, tuy nhiên các tổ chức này lại không sử dụng nhãn hiệu tập thể mà trao quyền lại cho các thành viên trong trổ chức sử dụng để tiếp thị sản phẩm. Nhưng các thành viên phải tuân thủ các điều kiện quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu này chỉ có lợi khi dùng để tiếp thị các sản phẩm của một nhóm doanh nghiệp còn nếu tách ra thì sẽ khó khăn hơn nhãn hiệu riêng lẻ.
Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được cấp để chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn xác định và không bị giới hạn thành viên. Bất kỳ người nào chứng minh được sản phẩm có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định thì sẽ được sử dụng. Điều kiện quan trọng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể đăng ký nhãn hiệu sẽ được coi là "có thẩm quyền chứng nhận" đối với sản phẩm có liên quan.
Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia công nhận là nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ nhận được sự bảo hộ mạnh mẽ hơn từ pháp luật ngay cả khi không đăng ký bảo hộ trong một đất nước nhất định. Mục đích của việc bảo hộ mạnh mẽ là để ngăn chặn các đối tượng trục lợi các nhân từ việc lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng để sản xuất hàng nhái, giả, dịch vụ kém chất lượng, gây thiệt hại cho nhãn hiệu nổi tiếng đó.