Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Bí quyết nâng cao thương hiệu khi nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại chắc hẳn vẫn còn là thuật ngữ khá mới mẻ và lạ lẫm với các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng thường nghe mọi người nhắc đến rằng bí quyết nâng cao thương hiệu khi nhượng quyền thương mại, tại sao lại như vậy cùng tìm hiểu bải viết dưới đây.


Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại bí quyết nâng cao thương hiệu
Nhượng quyền thương mại bí quyết nâng cao thương hiệu

Nhượng quyền thương mại được hiểu đơn giản là một hình thức hoạt động thương mại, kinh doanh. Theo đó, các bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu các bên nhận quyền tự mình tiến hàng việc cung ứng hàng hóa dịch vụ theo các điều kiện sau:
- Việc cung ứng sẽ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền quy định và gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh của bên nhượng quyền
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong các công việc điều hành kinh doanh.

Bí quyết nâng cao thương hiệu khi nhượng quyền thương mại


Người ta gọi sự phát triển của nhượng quyền thương mại là sự bùng nổ của phát triển thương hiệu. Những thương hiệu lớn có mức phí chuyển nhượng vô cùng cao và được săn đón. Xuất phát từ lý do trên, người ta đặt ra dấu chấm hỏi: Tiếp nhận thương hiệu hay trỗi dậy thương hiệu. Không thể phủ nhận được hình thức kinh doanh đầy tiềm năng này đang mang lại cho nhiều thương hiệu một khoản thu khổng lồ, được nhân rộng tại nhiều quốc gia treenn thế giới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tiềm lực và khả năng để mua lại, chuyển nhượng được thương hiệu đình đàm đó. Do đó, tại phạm vi bài viết này tác giả muốn hướng các cá nhân, chủ đầu tư làm kinh doanh theo phương thức: “Bật dậy từ chính nội lực”. Có nghĩa là tận dụng, xây dựng thương hiệu cơ sở của bạn ngay từ bây giờ. Để hướng nó theo chiều tốt đẹp hơn trong tương lại, lúc đó tùy thuộc vào khả năng của chính bạn mà nhãn hiệu đó mang lại giá trị bao nhiêu? Câu hỏi được đặt ra: Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu? Chính là việc đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để hưởng “độc quyền” sử dụng theo quy định của pháp luật, đó mới chính là cái kết để bảo vệ tốt nhất thương hiệu của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét